Nhật Quang nằm ở phía Đông Nam của huyện Phù Cừ thuộc tỉnh Hưng Yên, Phía Đông giáp xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương), Phía Tây giáp xã Đình Cao và xã Tống Phan, Phía Nam giáp xã Tiên Tiến và Tam Đa, Phía Bắc giáp xã Quang Hưng huyện Phù Cừ . Toàn bộ địa giới hành chính của xã được phân thành 3 thôn là Nhật Lệ, Quang Yên, Tân An.
Theo tư liệu lịch sử để lại thì huyện Phù Cừ ngày nay có lịch sử định cư khá sớm từ buổi đầu dựng nước, giữ nước của dân tộc. Thời Trần thái tông (1252). Mảnh đất Phù Cừ được gọi là Phù Hoa, thời hậu Lê được đổi từ Phù Hoa thành Phù Dung. Thời Minh Mạng năm thứ 10 (1831) tỉnh Hưng Yên được thành lập. Phù Dung là một trong 8 huyện của Hưng Yên (sau được đổi thành Huyện Phù Cừ, là một trong 8 huyện của tỉnh Hưng Yên) khi hợp nhất tỉnh Hải Hưng, Phù Cừ sát nhập với Tiên Lữ gọi là Phù Tiên thuộc tỉnh Hải Hưng đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn chia tỉnh Hải Hưng ra làm hai là tỉnh Hải Dương và Hưng Yên theo địa giới hành chính trước khi hợp nhất. Ngày 01/01/1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập. Huyện Phù Tiên được chia tách ra thành Phù Cừ và Tiên Lữ. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, đơn vị hành chính cấp cơ sở cũng có sự thay đổi. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, 56 xã (tức 56 làng, làng tương đương với thôn) của huyện Phù Cừ được chia thành 6 tổng
Tổng Cát Dương có 8 xã đó là: Xã Hạ Cát, xã Cát Dương, xã Nhật Lệ, xã Yên Lệ, xã Quang Lệ, xã An Nhuế, xã Đình Cao, xã Văn Xa.
Cách mạng tháng Tám thành công nhân dân xây dựng chế độ mới. Tháng 03 năm 1946 các xã được thành lập trên cơ sở làng. Xã Nhật Quang gồm có 3 làng (3 thôn) đó là Nhật Lệ- Yên Lệ- Quang Lệ. Năm 1947 có sự điều chỉnh địa giới các xã, một số xã được sát nhập và đổi tên thành xã mới. Xã Yên Lệ và xã Quang Lệ hợp nhất gọi là thôn Quang Yên. Kể từ khi huyện Phù Cừ giải thể cơ sở sản xuất tập trung của Huyện là nông trường Tân An, thành lập thôn Tân An ghép vào với xã Nhật Quang. Từ đây Nhật Quang có 3 thôn: Nhật Lệ- Quang Yên- Tân An.
Đất đai của xã Nhật Quang nằm chung trong vùng đất trũng của huyện Phù Cừ, việc tiêu úng gặp rất nhiều khó khăn, ruộng đất canh tác của xã có độ phì tương đối thấp, phần lớn là bị thôi chua bởi xa non, bạc điền. Khí hậu của xã bị ảnh hưởng của khí hậu vùng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông, rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa và trồng một số loại cây công nghiệp khác như: Mía- đay- lạc và một số hoa màu khác có giá trị kinh tế cao... Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 508,72 ha (tương đương với 1.374 mẫu Bắc bộ). Diện tích canh tác là 320,71 ha trong đó diện tích cấy lúa nước là 319,46 ha. (Đất loại 1 là 112 ha, đất loại 2 là 89 ha, đất loại 3 là 68 ha, còn lại là đất loại 4 và loại 5). Ao, đầm, hồ của xã 44,42 ha.
Hệ thống sông ngòi xã Nhật Quang cũng có nhiều gắn bó với lịch sử quê hương. Con sông Cửu Yên (Nay gọi là Cửu An) bắt nguồn từ mạn xã Phan Sào Nam chảy qua xã Minh Tân, xã Quang Hưng rồi về đến địa phận xã Nhật Quang, sau đó chảy xuôi xuống Ngũ Phúc- Tam Đa rồi đổ ra sông Luộc, con sông này là ranh giới giữa hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Ngày xưa con sông Cửu An này là đường giao thông thuỷ rất thuận tiện, trên bến dưới thuyền. Ao bến Đò (Nhật Lệ) vẫn còn là dấu tích của một thời sầm uất. Sông Cửu An đã một thời là ranh giới giữa vùng tạm chiến và khu du kớch (Nhật Quang- Chi Lăng Nam) là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa an toàn cho lực lượng kháng chiến xã Nhật Quang trong thời kỳ địch tạm chiếm. Về sản xuất nông nghiệp sông Cửu An còn là nơi để nhân dân trong xã Nhật Quang "Nghiêng đồng đổ nước ra sông" tiêu úng.
Sau hoà bình lập lại, trong quỏ trỡnh cải tạo và xõy dựng chủ nghĩa xó hội nhõn dõn Nhật Quang cựng với nhõn dõn trong huyện đó đáo sông Hiệp hũa từ Nhật quang xuống xó Tống Trõn dài 5,6 km. Hệ thống mương máng được bố trí hợp lí trong khắp các cánh đồng phục vụ cho việc tưới tiêu, thôn nào cũng có trạm bơm nước bằng điện, việc điều tiết nước thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ. Sông ngòi quanh xã đã tạo nên dưới thành sông trên thành đường giao thông được trải bằng các vật liệu cứng; giao thông đi lại rất thuận tiện, từ xã có thể xuôi theo đường 202 xuống La Tiến, đi bằng tàu thuỷ đến được tất cả các tỉnh: Hải Phòng- Hà Nội- Nam Định- Ninh bỡnh. Đường liên xã dọc theo đê Cửu An được làm theo dự án giao thông nông thôn cấp huyện, đã có bến xe ô tô đi các nơi như Hà Nội, Quảng Ninh trong ngày, đầu xã có bến xe bus, đặc biệt là có cả tuyến xe liên tỉnh Bắc- Nam. Từ khi cầu Yên Lệnh được hoàn thành, nhà nước đã làm con đường quốc lộ song song với quốc lộ 38 B chạy từ Tây sang Đông (Hưng Yê- Hải Dương) có một phần qua địa phận xã Nhật Quang, đây là con đường giao thông liên tỉnh giữa các tỉnh Hải Phòng- Quảng Ninh- Hưng Yên nối với các tỉnh phía Nam và ngược lại. Có thể nói hệ thống giao thông nói trên đã góp phần xây dựng nông thôn mới, thuận tiện cho việc giao lưu với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Về phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội: Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng. Đảng bộ, chính quyền đã lãnh đạo nhân dân trong xã làm tốt các công trình thuỷ lợi, khai thác có hiệu quả các công trình giao thông, đặc biệt quan tâm đến đời sống nhân dân. Nhật Quang hiện nay đã khác rất nhiều so với ngày xa xưa, những câu ca về cánh đồng Giang, đồng Lục, Ao sông, Hạ Liên, những ám ảnh, phiền muộn lo nghĩ về một miền đất xấu hoang hoá nay đã đi vào huyền thoại. Thay vào đó là những cánh đồng lúa giống mới có năng xuất cao, những vùng cây cao sản có giá trị kinh tế lớn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng. Ngoài ra xã còn có hệ thống trang trại theo dự án chuyển đổi với quy mô vừa và nhỏ suốt một vùng ven đê từ giáp Quang Hưng chạy dài đến (Ngũ Phúc- Tam Đa), đó là nguồn lợi kinh tế đang được nhân dân khai thác. Hiện nay ở Nhật Quang việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển giao cụng nghệ, cách làm ăn mới, đưa giống mới vào sản xuất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, tập quán canh tác được đặc biệt quan tâm. Với đức tính cần cù lao động, trên cánh đồng vào những ngày thời vụ trồng cây mùa đông, buổi sáng là những ruộng lúa còn chín vàng, buổi chiều đã là những ruộng ngô- ruộng dưa- ruộng bí, khí thế sản xuất trên đồng ruộng như một ngày hội, đã thực sự trở thành hiện thực trên quê hương đổi mới. Cùng với việc sản xuất nông nghiệp, xã còn quan tâm đến việc mở mang nghề phụ. sử dụng tốt lực lượng lao động dôi thừa ở nông thôn và góp phần không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu ở địa phương.
Thôn Nhật Lệ trước đây cả làng có nghề phụ là đóng cối xay lúa, sau này xuất hiện máy say xát bằng cơ khí, thì lại chuyển sang nghề mộc, nghề xây, nghề cơ khí nhỏ, có nhiều hộ làm máy say xát, nhiều hộ làm nghề thợ mộc, nghề xây dựng, nghề thêu tranh xuất khẩu và làm trang trại VAC với mô hình quy mô vừa và nhỏ. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được mở rộng đã tạo tiền đề cho thương nghiệp và giao lưu kinh tế phát triển. Từ xa xưa nhân dân trong xã đã buôn bán bằng thuyền trên dòng sông Cửu An. Chợ Trâu là điểm buôn bán ngày trước, hiện nay xã vẫn còn sử dụng. Hiện tại xã có hai chợ rất thuận tiện cho việc phục vụ đời sống nhân dân trong ngày. Xuất khẩu của Nhật Quang hiện nay đang phát triển: mật ong, long nhãn, vải lai, nhãn quả, dưa chuột xuất khẩu, ngô bao tử, bí xanh, bí đỏ. Xã luôn có kế hoạch cân đối gia súc, phát triển đàn gia cầm hàng năm có số lượng cao.
Với một nền kinh tế phát triển, cơ sở xó hội và truyền thống lịch sử văn hóa của nhân dân trong xã cũng phát triển theo, nó mang đậm nét truyền thống văn hoá Việt Nam mà cốt lõi nền văn minh lúa nước- nền văn minh sông Hồng.
Nhật Quang cũng như tất cả các xã khác trong huyện Phù Cừ, xã có nơi thờ các thành Hoàng có công dẹp giặc cứu nước gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Xã có 3 đình: Đình Nhật lệ - Đình Quang lệ - Đình Yên lệ. Ngày xưa cả ba đình này đều xây dựng to đẹp song đã bị chiến tranh tàn phá và hiện nay chỉ còn dấu tích. Cư dân của xã xa xưa cũng nằm trong tiến trình chung của đất nước đã cùng với các bộ tộc trong khối cộng đồng " Bách Việt" tràn xuống chinh phục đồng bằng Bắc bộ, đã đoàn kết nhau lại đắp đê trị thuỷ chống giặc ngoại xâm. Người dân Nhật Quang chủ yếu là người Kinh theo đạo Phật chỉ còn một số ít theo đạo Thiên chúa giáo. Từ xưa và đến sau này qua các triều đại, nhân dân ta đều tham gia ủng hộ việc quân lương, vận động các trai làng ra nhập nghĩa quân, góp phần làm lên chiến thắng của dân tộc. Thôn Nhật lệ có 3 miếu: Miếu giáp Tây, Miếu giáp Tiên, Miếu giáp Đông. Tục truyền thờ 3 anh em tướng quân có công dẹp giặc cứu nước đó là: Đại Vương Tôn, Đại Vương Quang, Đại Vương Diệu. Vào những ngày 10 tháng 11 âm lịch hàng năm, tổ chức lễ hội và cũng là kỉ niệm ngày giỗ của 3 anh em tướng quân đã hi sinh. ở thôn Quang Yên cũng có 3 miếu: khu Đông, khu Trung, khu Tây thờ Tam công Đại Vương. Đó là: Đệ nhất vị Kiến thần Đại Vương, Đệ nhị vị Đương Đô Đại Vương, Đệ tam vị Đài Thần Đại Vương, ngày15 tháng 8 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của các ông. Đền Cảm nhân linh từ; đó là Đền thờ Nguyên Phi ỷ Lan và thờ phật , nhân dân gọi là chuà Bà.
Tháng 8/2006 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Chùa Bà nằm trong 45 ngôi chùa thờ Phật và các Đậu thờ khác của huyện. Cả huyện có 6 điểm được Bộ Văn hoá thông tin xác định là di tích lịch sử văn hoá. Gắn với quần thể văn hoá vật chất là những giá trị văn hoá tinh thần phát triển, biểu hiện là các lễ hội truyền thống theo lệ tiết hàng năm tuỳ theo quy định mà mở lễ hội.
Từ năm 1999, chùa Bà là một trong 4 điểm được phép tổ chức lễ hội theo quy mô cấp xã ( Đó là đền thờ: Tống Trân - An Cầu (Tống Trân), Đậu Trà Bồ ( Phan Sào Nam), Đậu Từa (Trần Cao), Chùa Bà ( Nhật Quang)). Hiện nay chùa Bà xã Nhật Quang còn tồn tại 6 sắc phong của nhà vua. Tất cả các sắc phong này ca ngợi công lao của Nguyên Phi ỷ Lan Hoàng Thái Hậu và ban thưởng cho địa phương có trách nhiệm giữ gìn, thờ phụng.
Câu ca xưa còn lại đến ngày nay:
" Tháng Hai chọi vật làng Giao
Tháng Ba múa rối giữa ao đền Bà"
Mỗi lần mở hội, sức sống mới của một vùng quê lại mang đậm không khí thanh bình. Trước là phần lễ, sau là phần hội, tất cả đều diễn ra vui tươi lành mạnh. Lễ hội đền Bà ( Chùa Bà ) thực sự đã thu hút nhiều người trong và ngoài xã, kể cả các khách thập phương về tham quan du lịch. Cùng chuyến thăm di tích lịch sử Đền Bà, khách có thể thăm một loạt di tích lịch sử khác (đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia) như Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên ở xã Tống Trân, Đền Phượng Hoàng xã Minh Tiến thờ bà Cúc Hoa, thăm bệ đá hoa sen thời Trần tại chùa Trà Dương. Mối một lần thăm quan di tích chúng ta cảm nhận được hết giá trị lịch sử khoa học của mỗi di tích đó. Trong quá trình lễ hội, mọi hoạt động diễn ra đều mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn. Quê hương Nhật Quang dẫu không phải là nơi có tổ chức du lịch hiện đại, cũng không có thắng tích đồ sộ, nhưng nếu bất kì ai đã đặt chân đến mảnh đất này cũng cảm nhận như có một sức hút thần bí nào đó muốn níu kéo mình lại bởi cảnh quan của đất trời quê hương, bởi những cái có sẵn của thiên nhiên hoà lẫn với những kiến trúc vừa phải đã quá đủ để làm tôn lên vẻ đẹp của hai tiếng Nhật Quang. Từ giáp Quang Hưng dọc theo hai bên bờ sông Cửu An đến tận các khu đông dân đình chùa miếu mạo trong xã, đâu đâu cũng gặp nhãn - toàn nhãn. Mỗi độ thu hoạch đường làng lũ lượt xe máy vào ra. Ngoài ra, Nhật Quang hiện nay nhà nhà chơi cây cảnh, người người chơi cây cảnh. Vườn tạp đã được thay bằng vườn hoa, vườn ươm các giống cây cảnh. Các công sở- trường học- trạm xá- đình chùa miếu mạo đâu đâu cũng có cây cảnh. Đây cũng là nét đổi mới tư duy văn hóa, vừa khôi phục bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc vừa đem cho ta tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người, tạo dựng nên nhiều nếp sống đẹp, giàu tính nhân văn cao cả. Tuy mỗi người đều có cách làm giàu riêng của mình, nhưng từ khi phong trào sinh vật cảnh phát triển, hiệu quả kinh tế thu được từ sinh vật cảnh đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu phát triển nông nghiệp nông thôn vào việc xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu nhanh chóng.
Phong trào văn hoá- văn nghệ, thể dục- thể thao phát triển đều khắp, kể cả trong lúc địa phương có chiến tranh và khi hoà bình đã làm cho truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương được nâng lên với tầm cao mới. Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh và anh dũng của dân tộc, nhân dân trong xã đã tích cực động viên con em mình lên đường bảo vệ Tổ quốc.
Nông thôn Nhật Quang bây giờ đã thay da đổi thịt, đã điện khí hoá nông thôn. Khu trụ sở làm việc của Đảng uỷ- HĐND- UBND là khu trung tâm với nhà hai tầng khang trang, đẹp đẽ. Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Trường THCS, Mẫu giáo nhà trẻ đều đạt tiên tiến. Toàn xã có 8km đường điện hạ thế. Về văn hoá dân số trong xã có trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 ngày được nâng lên. Con em nhân dân Nhật Quang đã dần dần được tri thức hoá ở trình độ cao (Có 10% dân số đạt trình độ Cao đẳng và Đại học). Ngày nay con em quê ta đi khắp mọi miền Tổ quốc, luôn hướng về cội nguồn xứ sở nơi đã sinh ra mình và nuôi dạy mình khôn lớn. Tất cả đã tạo nên một sự tổng hoà nhằm phát huy trí lực, tài lực xây dựng quê hương. Mảnh đất con người và quê hương chúng ta là như vậy đã làm rạng rỡ ngời sáng bản anh hùng ca cách mạng về lịch sử đấu tranh oanh liệt với thiên nhiên và kiên cường chống giặc ngoại xâm. Điều kiện tự nhiên, mảnh đất con người, truyền thống lịch sử của quê hương đã hun đúc lên phẩm chất cách mạng của mọi người dân, đó là tư chất thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo giàu đức tính nhân văn cao cả. Tất cả đều phát huy dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, trực tiếp là sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương của nhân dân Nhật Quang đã từng bước đi nên thực hiện Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, tích cực đổi mới và xây dựng quê hương ta ngày một giàu mạnh và góp phần tạo nên một Xã hội công bằng- Dân chủ- Văn minh.
Lịch sử Đảng bộ xã Nhật Quang